Tính cách: tham bạo vô độ Nhĩ_Chu_Trọng_Viễn

Cuối thời Bắc Ngụy Hiếu Minh đế, binh oai của Nhĩ Chu Vinh ngày càng thịnh, phần lớn những điều ông ta tâu trình đều được đáp ứng; Trọng Viễn mô phỏng thư của Vinh, còn khắc ấn của ông ta, cùng Thượng thư lệnh sử liên kết bày trò gian trá, xin cho người làm quan để nhận tiền hối lộ, tiêu hết vào tửu sắc, phóng đãng không chừa.

Thời Hiếu Trang đế, Trọng Viễn dâng lời rằng: “Tướng thống tham tá, nhân số không đủ; làm việc phải đợi Đạo canh bộc (tức là đổi người) để bổ sung quan viên. Riêng thấy gần đây người được thải mộ (tức là tuyển chọn) làm Hành đài đều được tạm lập Trung chánh, trong quân định thứ bậc, châm chước thụ quan. Nay xin được kiêm đặt, tạm đáp ứng nhu cầu của quân đội.” Có chiếu nghe theo. Vì thế Trọng Viễn tùy ý bổ thụ, ra sức thu vén.

Thời Tiết Mẫn đế, Trọng Viễn từ Đại Lương sai sứ xin được sử dụng nghi lễ của triều đình, trong quân gọi Sô [2]. Đế đọc tờ khải, bật cười đồng ý.

Trọng Viễn bản tính tham bạo, thấy nhà nào giàu có, thì vu tội phản nghịch, giết sạch cả nhà, thu lấy tài sản, ném thây xuống sông, người bị hại nhiều không đếm xuể; thê thiếp của chư tướng có sắc đẹp, không tránh khỏi bị ông dâm loạn. Từ Huỳnh Dương về phía đông, Trọng Viễn thu thuế đều giữ lại, không nộp về kinh sư. Khi ấy Nhĩ Chu Thiên Quang khống chế Quan Hữu, Trọng Viễn trấn giữ Đại Lương, Nhĩ Chu Triệu chiếm cứ Tịnh Châu, Nhĩ Chu Thế Long ngồi tại kinh sư, đều chuyên quyền phóng túng, không ai sánh nổi; bọn họ tại nhiệm sở làm nhiều việc tham ngược, vì thế lòng người rời rã. Trọng Viễn vô cùng quá đáng, một góc đông nam từ quan đến dân xem ông như sài lang, rất lấy làm khổ sở.